Menu

Xem bằng ngôn ngữ khác | Translate

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

100 điều tôi học được từ nhiếp ảnh


[IMG] 
Martin Gommel là một nhiếp ảnh gia của trang Flickr nổi tiếng (http://www.flickr.com/photos/kwerfeldein/). Martin cũng có một blog mang tên KWERFELDEIN (viết bằng tiếng Đức). Sau đây là 100 bài học mà Martin Gommel đã đúc rút cho người chơi ảnh.
1. Đừng bao giờ chụp ảnh với ý định trở thành một ngôi sao nhạc rock.
2. Hãy thưởng thức những thứ bạn chụp.
3. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi chụp, sẽ quá muộn khi đang loay hoay chỉnh máy để chụp cảnh bình minh mới nhận ra rằng sắp hết pin.
4. Luôn mang quần áo ấm khi đi chụp.
5. Hãy chú ý tới những suy nghĩ và cảm nhận của mình trong khi chụp.
6. Đặt các mục tiêu bạn có thể vươn tới.
7. Viết tips về nhiếp ảnh, vì viết cũng là học.
8. Không bao giờ đi chụp mà không đem theo tripod.
9. Hài lòng với những tiến bộ nhỏ.
10. Xây dựng quan hệ với những tay chơi ảnh sành điệu.
11. Quan sát nơi bạn chụp bằng trái tim trước đã, rồi mới giơ máy lên ngắm.
12. Luôn luôn điềm tĩnh.
13. Biết rằng bạn có khuynh hướng đánh giá quá cao bản thân.
14. Góc chụp là một sát thủ thực sự!
15. Hãy cống hiến cho nhiếp ảnh, nhưng đừng nghiêm khắc với bản thân quá.
16. Tham gia một cộng đồng nhiếp ảnh.
[IMG] 
17. Luôn giữ máy ảnh sạch sẽ.
18. Đừng bao giờ so bì với người khác.
19. Tìm kiếm phong cách nhiếp ảnh của chính mình.
20. Cố gắng chọn bố cục tốt hơn và bấm máy ít hơn.
21. Tìm người nhận xét những bức ảnh mình chụp và học cách chấp nhận sự phê phán.
22. Làm khác đi để khơi dậy sự sáng tạo.
23. Lấy cảm hứng từ tác phẩm của các nhiếp ảnh gia khác.
24. Phê bình trung thực nhưng phải tôn trọng người khác.
25. Nhận phản hồi từ vợ hay bạn gái của bạn.
26. Đừng cố gắng bắt chước phong cách của người khác.
27. Hãy can đảm!
28. Chú ý đến tỷ lệ vàng.
29. 10mm rocks! (Không biết dịch thế nào :(( )
30. Tự chụp chân dung chính mình.
31. Đọc các cuốn sách về nhiếp ảnh.
32. Tăng vẻ đẹp cho một bức tranh phong cảnh bằng sự hiện diện của một con người (Có thể là chính bạn)
33. Chẳng có tình huống chụp nào giống với bạn mong đợi.
34. Để ý đến các yếu tố đường cong chữ S và đường thẳng.
35. Luôn luôn chụp ở định dạng RAW.
36. Giữ cảm biến của máy luôn sạch sẽ để khỏi phải mất công tẩy các vết bẩn khi hậu kỳ.
37. Tìm hiểu những thứ bạn cho là đẹp.
[IMG]
38. Tốn rất nhiều thời gian để trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi.
39. Thiết bị tốt nhất là chính những thiết bị bạn đang có.
40. Không thể chụp được tất cả mọi thứ.
41. Hãy phá những quy tắc nhiếp ảnh một cách hiểu biết, đừng phá máy ảnh [IMG]
42. Chú ý tới những hiệu ứng khác nhau của ánh sáng chiếu vào những phần khác nhau của quang cảnh muốn chụp.
43. Ánh mắt luôn tìm đến những điểm tương phản.
44. Những đám mây làm tăng thêm bầu không khí cho phong cảnh.
45. Lập một blog ảnh.
46. Đón nhận lời khen và đừng bao giờ quên nói cảm ơn.
47. "Ảnh đẹp" không phải là một lời nhện xét có giá trị cho lắm.
48. "Thật đáng ngạc nhiên" cũng vậy. Hãy cố gắng mô tả cụ thể những điểm bạn thích/ không thích về một tấm ảnh.
49. Bạn không phải là cái máy ảnh của bạn.
50. Đặt một câu hỏi ở cuối lời nhận xét để có cơ hội trao đổi thêm với người chụp bức ảnh.
51. Xem lại những tấm ảnh mình đã chụp, thời gian chụp của bạn càng dài - càng có nhiều viên ngọc quý ẩn trong đó.
52. Luôn xác định điểm nhấn của bức ảnh là gì.
53. Không có một tấm ảnh nào giá trị hơn là một tấm ảnh tồi.
54. Mọi người đều khởi đầu bằng những điều tầm thường.
55. Quan điểm của bạn về nhiếp ảnh rất quan trọng.
56. Nhận xét hài hước nhưng chín chắn.
57. Nói về kinh nghiệm chụp của bản thân bạn.
58. Giới hạn các tấm ảnh trong các chủ đề.
59. Tham gia các cuộc thi ảnh.
60. Xử lý hậu kỳ để tạo kết quả tốt nhất cho tấm ảnh.
61. Thử nghiệm các mức độ phơi sáng càng nhiều càng tốt.
[IMG] 
62. Hạn chế sử dụng kỹ thuật photomatix, ảnh HDR luôn cho cảm giác giả tạo.
63. Luôn nhớ những gì đem bạn đến với nhiếp ảnh.
64. Đừng bao giờ chụp những người không muốn bị chụp.
65. Đừng quên quay đầu lại, đôi khi cảnh đẹp nhất lại ở phía sau lưng bạn.
66. Người ở sau cái máy ảnh mới làm nên chuyện, máy ảnh không phải là cái quyết định.
67. Đừng sợ những sai lầm, phạm càng nhiều lỗi bạn càng học được nhiều.
68. Nếu trong đầu bạn nảy ra một ý tưởng mà bạn còn ngần ngại thì cứ thử xem sao, hãy luôn bấm máy khi nghi ngờ.
69. Hãy học để hiểu đồ thị histogram khi chụp, nó chứa những thông tin cực kỳ quan trọng về tấm ảnh của bạn.
70. Hiểu rõ máy ảnh của bạn để khỏi phải tốn thời gian tìm kiếm các nút bấm trong đêm.
71. Chụp càng thường xuyên càng tốt.
72. Tự tin vào bản thân.
73. Đừng sợ bẩn.
74. Chú ý tới chất lượng của bức ảnh bạn chụp.
75. Những bức ảnh bạn chụp phản ánh tâm hồn của chính bạn.
76. Kiểm tra mức ISO, thật tồi tệ nếu để sai chế độ.
77. Tỏ lòng biết ơn những góp ý dài và có suy nghĩ về ảnh của bạn.
78. Đừng tin vào màn hình LCD, thông thường nó luôn sáng và nét hơn tấm ảnh thật.
79. Chuẩn bị đủ phần cứng để chứa ảnh, vì nó rẻ và bạn luôn luôn cần nó để lưu ảnh.
[IMG] 
80. Học cách thưởng thức vẻ đẹp xung quanh kể cả khi bạn không đem theo máy ảnh.
81. Luôn có mặt tại địa điểm chụp trước nửa tiếng trước khi mặt trời mọc hoặc lặn, lên bố cục vội vã là một điều tệ hại.
82. Luôn luôn nỗ lực hơn, chụp thêm vài kiểu kể cả khi bạn nghĩ như thế là đủ rồi.
83. Chú ý tới bầu trờ và đợi đến khi nó hợp với cảnh bạn định chụp.
84. Quay lại chụp những địa điểm cũ càng nhiều càng tốt, ánh sáng ở những thời điểm khác nhau sẽ cho những bức ảnh khác nhau.
85. In những tấm hình bạn chụp ở khổ lớn, bạn sẽ thích nó!
86. Căn chỉnh màn hình của bạn. Một màn hình không chính xác giống như một kẻ bất tín, kết quả luôn luôn tệ hại.
87. Đừng lo lắng về những điều người khác có thể sẽ nói, nếu bạn thích bức ảnh của bạn, cứ việc đem đăng nó!
88. Đừng chỉ trích bản thân, hãy học hỏi từ những sai lầm của mình và luôn nhìn về phía trước.
89. Từ bỏ sự lười nhác! Sự sáng tạo chỉ đến từ rèn luyện.
90. Luôn hỏi bản thân rằng mình muốn thể hiện gì ở tấm ảnh của mình.
91. "Think outside the box!" Hãy sưu tầm những ý tưởng của bạn và tự hỏi bản thân: Sao lại không nhỉ? :))
92. Tầm sư học đạo.
93. Nhiếp ảnh không bao giờ là lãng phí thời gian.
[IMG] 
94. Mỗi cộng đồng đều có nhược điểm của nó. Không nên tỏ ra quá khích.
95. Bao giờ cũng có những kẻ không thích việc bạn đang làm.
96. Henri Cartier-Bresson đã rất đúng khi nói rằng: "10.000 bức ảnh đầu tiên là những bức ảnh tệ nhất của bạn"
97. Máy ảnh xịn hơn không có nghĩa là ảnh sẽ đẹp hơn.
98. Bao giờ cũng nên nghĩ tới khi in ảnh trong lúc bạn chỉnh sửa ảnh.
99. Nhiếp ảnh rất công bằng: bạn nổi tiếng thì đó là do bức ảnh của bạn đẹp. Trừ khi bạn đánh cắp ảnh, không còn cách gian lận nào khác đưa bạn lên tầm cao hơn.
100. Viết ra danh sách 100 điều như vậy.
Còn bạn? Bạn đã học được những điều gì rồi? :D


Nghề Thiết kế quảng cáo: Cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao

Nghề "hot", nghề hái ra tiền, nghề đắt giá... là những gì người ta vẫn hay “đồn đại” về Thiết kế quảng cáo (TKQC). Nhưng để trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp với mức lương cao ngất ngưởng thì chỉ đam mê thôi vẫn chưa đủ!

I. Nhu cầu gia tăng:

Quảng cáo là một trong những ngành công nghiệp không khói của Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển mạnh mẽ. Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, ngành công nghiệp quảng cáo Việt Nam đạt doanh thu gần 1 tỷ USD trong năm 2010. Cả nước hiện có hơn 7.000 công ty quảng cáo, truyền thông, PR, tổ chức sự kiện.

Quảng cáo hiện là một trong những lĩnh vực hoạt động ứng dụng mạnh mẽ và sôi nổi nhất của các nhà thiết kế. Chính vì thế mà các nghề trong lĩnh vực này bỗng trở nên “hot” trên thị trường tuyển dụng trong nhiều năm gần đây.

 Quảng cáo được xem là “mảnh đất màu mỡ” cho giới Thiết kế đồ họa và Mỹ thuật Đa phương tiện.
Quảng cáo được xem là “mảnh đất màu mỡ” cho giới Thiết kế đồ họa và Mỹ thuật Đa phương tiện.

 

Lương cao ngất ngưởng


Các tập đoàn truyền thông và quảng cáo lớn, các doanh nghiệp luôn sẵn sàng đưa ra các mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt để thu hút các nhà thiết kế chuyên nghiệp. Dự kiến đến năm 2015, Việt Nam sẽ cần khoảng 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực quảng cáo trên báo in, truyền hình, Internet cũng như sản xuất game, web, sản xuất phim, truyền thông... Chuyện một “designer” đầu quân tại một công ty quảng cáo với mức lương từ 400-1.500USD/tháng cộng thêm với những công việc freelance (việc làm tự do) với thu nhập hơn 2.000USD/tháng là chuyện bình thường.

Ngay khi còn là sinh viên, nhiều bạn trẻ đã đủ khả năng nhận thêm các công việc thiết kế tại nhà với mức thù lao khá, qua đó tích lũy kinh nghiệm quý báu. Những sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận vai trò thiết kế các sản phẩm đồ họa: website, quảng cáo, in ấn, nhận diện thương hiệu,… các sản phẩm truyền thông đa phương tiện: sản xuất phim, clip ca nhạc, phim hoạt hình… với các công việc tại các công ty truyền thông, quảng cáo, đài truyền hình...

 Nhiều bạn sinh viên nhận thêm các công việc thiết kế tại nhà với mức thù lao khá.
Nhiều bạn sinh viên nhận thêm các công việc thiết kế tại nhà với mức thù lao khá.

Nguồn cung còn ít, chất lượng chưa cao

Rất nhiều nhà tuyển dụng “săn lùng” nhân viên TKQC với mức lương không thể hấp dẫn hơn, nhưng không phải lúc nào cũng tìm được mặc dù nhân lực ngành này hiện tại đã khá nhiều. Lý do là yêu cầu của nhà tuyển dụng đặt ra ngày càng cao mà không phải sinh viên nào cũng đáp ứng được. Ông Vũ Hiền, Chủ nhiệm Khoa Mỹ thuật Công nghiệp trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng cho biết: “nghề TKQC có tính liên thông với các ngành khác. Người làm nghề này phải nắm được cả kiến thức về marketing, quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện, báo chí, kinh doanh giải trí, quản lý thiết kế… là tiền đề đảm bảo cho sự thành công”.


Các trung tâm, khóa học đào tạo Thiết kế đồ họa cũng ồ ạt mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực quá lớn. Tuy nhiên do nhiều chương trình đào tạo vẫn còn thiếu thực tiễn, quá đặt nặng lý thuyết cũng như môi trường học chưa thể phát huy hết được khả năng của người học khiến cho thị trường vẫn còn “khát” nhân lực chất lượng cao. Với những kiến thức thu được trên ghế nhà trường hiện nay, hầu hết sinh viên mới chỉ có thể thực hiện một số công việc chuyên môn, chứ chưa chủ động gợi mở được các ý tưởng cho khách hàng- một trong những điều kiện rất cần thiết của nghề thiết kế. Chính vì vậy mà trình độ sinh viên tốt nghiệp luôn có khoảng cách với thực tế mà các công việc đòi hỏi.

Đại diện công ty TKQC Đại Nam – ông Nguyễn Văn Nam cho biết thêm: “Mục đích lớn nhất của TKQC là nhằm quảng bá thương hiệu nên cần độc đáo và đòi hỏi người làm phải hiểu và diễn đạt được ngôn ngữ marketing qua hình ảnh. Tuy nhiên, hiện rất hiếm ứng viên đáp ứng được điều này và cũng rất ít đơn vị chú trọng đào tạo thêm marketing trong nghề thiết kế đồ họa.”

Nhiều bạn sinh viên nhận thêm các công việc thiết kế tại nhà với mức thù lao khá.

 Nhà thiết kế cần đặc biệt quan tâm đến những nhân tố nhận thức, văn hóa, tự nhiên và xã hội để sản phẩm đạt hiệu quả truyền thông cao nhất

II. Làm sao để thành công trong lĩnh vực này?

Bất cứ một bạn trẻ nào đam mê và yêu thích quảng cáo đều có thể trở thành một nhà quảng cáo chuyên nghiệp. Điều quan trọng là phải biết bạn là ai, bạn cần gì để từ đó bổ sung kiến thức. Trên hết, bạn cần xác định theo nghề là phải làm việc trong môi trường nhiều áp lực và phải có ý thức phấn đấu liên tục thì mới thành công.

Để trở thành chuyên viên thiết kế giỏi, bạn cần có tay nghề thành thạo. Ngoài việc đi học, bạn cần được luyện tập hoặc làm việc để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao “tay nghề”. Nhưng đừng vội cho rằng cứ thành thạo các phần mềm đồ họa là đủ. Thực tế cho thấy người TKQC giỏi cần hội tụ nhiều kỹ năng khác như khả năng tổ chức, quản lý thời gian, nhanh nhạy nắm bắt sự kiện, thông thạo về marketing và tận dụng được sức mạnh của những mảng khác nhau trong thiết kế. Ngoài ra, các bạn nên tự trang bị các kỹ năng mềm để phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp và tư vấn thuyết phục khách hàng.
 

Theo anh Phạm Đình Vũ, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Quảng cáo Vũng Tàu Xanh (Green Vũng Tàu): “Một chuyên viên thiết kế đồ họa quảng cáo lành nghề, chuyên nghiệp sẽ có cơ hội tìm được việc làm với thu nhập cao và ổn định. Đây chính là cơ hội cho nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đam mê CNTT. Tuy nhiên, để trở thành một chuyên viên thiết kế đồ họa quảng cáo lành nghề, chuyên nghiệp, cần hội đủ những điều kiện sau: kỹ năng thiết kế thành thạo, ý tưởng thiết kế sáng tạo, có kiến thức về mỹ thuật ứng dụng và phải có kinh nghiệm thực tế”.


 Với tính chất đào thải rất nhanh của ngành, mỗi nhà
Với tính chất đào thải rất nhanh của ngành, mỗi nhà thiết kế phải luôn tự trau dồi kiến thức, cập nhật công nghệ một cách liên tục

Khó mà có một tiêu chí rõ ràng để lựa chọn một trong số các trường đào tạo về thiết kế rất nhiều hiện nay. Nhưng với kinh nghiệm cá nhân: Nếu có đam mê và chăm chỉ bạn hãy chọn các trường Đại Học. Không phải tự nhiên mà con đường vào các trường ĐH luôn khó hơn vào các trường dạy nghề, không phải ngẫu nhiên, hay may mắn mà các người thiết kế giỏi đều phải trải qua con đường học ĐH. Trong các trường ĐH bạn sẽ có 4-5 năm học đầy bổ ích với những môn học không thể học trong thời gian ngắn, những môn học thẩm thấu vào con người bạn những tố chất của một nghệ sĩ hình ảnh.

Sự công nhận luôn dành cho những người tốt nhất, và thành công chỉ đến từ chăm chỉ. Học ở đâu cũng cần Học Nữa, Học Mãi. ĐH đào tạo các bạn 4-5 năm, các trường dạy nghề thì từ 1-2 năm. Còn thế giới sẽ dạy bạn 30 – 40 năm còn lại, những ai càng dừng học sớm coi như dừng bước trên con đường trở thành một nhà thiết kế giỏi, chuyên nghiệp.
 
(Sưu tầm online)

8 dịch vụ tạo Portfolio "cực chất" cho dân thiết kế

Các nhà thiết kế đang dần phá vỡ những rào cản truyền thống và tiếp cận với thế giới bằng những tác phẩm sáng tạo của mình. Xây dựng một Portfolio (nơi trưng bày tác phẩm trực tuyến) là một trong điều kiện tiên quyết để nâng các sản phẩm của bạn lên một tầm cao mới. Ở đó, khách có thể nhìn thấy ưu điểm của bạn so với những nhà thiết kế khác. Nếu không nắm được các kỹ năng lập trình web, bạn cũng không cần lo lắng vì đã có sẵn rất nhiều các nền tảng cho phép bạn tạo Portfolio của riêng mình mà không mất nhiều thời gian.


Một trong những dịch vụ portfolio trực tuyến tốt cho phép bạn trưng bày những tác phẩm ưng ý nhất của mình trong một giao diện thân thiện và linh hoạt. Carbonmade cung cấp cho người dùng hai lựa chọn: miễn phí và trả tiền. Tài khoản miễn phí giới hạn trong 5 dự án và 35 hình ảnh được tải lên.

2. Wix 

Là công cụ xây dựng trang web miễn phí đặc biệt phù hợp cho các nhà thiết kế không có kinh nghiệm trong việc phát triển web và lập trình. Nền tảng được trang bị các tính năng cần thiết để có thể tạo dựng cho bạn một sự hiện diện trực tuyến. Wix dễ dùng: trình biên tập có chức năng cách kéo thả, các công cụ chia sẻ giúp bạn kết nối với khách hàng tiềm năng qua mạng xã hội và hàng trăm mẫu trang web tùy biến cao giúp đáp ứng mọi nhu cầu thiết kế của bạn.

3. Dribbble 

Là cộng đồng mạng dành cho các nhà thiết kế, họa sĩ và các nhà phát triển web để chia sẻ các dự án mà họ đang thực hiện. Nó cho phép người sử dụng đưa ra bình luận về công việc của các nhà thiết kế khác trước khi công bố. Giao diện của Dribble đơn giản nhưng đầy cuốn hút. Dribble tích hợp các mẫu bố trí hiện đại, tăng cường sự tham gia và chia sẻ giữa người dùng... Trên Dribbble, bạn có thể đăng ký như là một khách hàng tiềm năng, cho phép bạn tìm kiếm những nhà thiết kế xuất sắc, hoặc dưới danh nghĩa một nhà thiết kế đang tiếp thị tài năng của mình.

4. Behance 

Nền tảng trực tuyến để giới thiệu các tác phẩm sáng tạo, giúp chúng dễ dàng được tiếp cận bởi các nhà thiết kế. Sự đồng bộ với Prosite, công cụ xây dựng trang web miễn phí, cho phép bạn tạo portfolio không một chút khó khăn. Behance tích hợp các công cụ cần thiết như trình soạn thảo kéo thả, tuỳ biết phông chữ (TypeKit), Google Analytics và liên kết đến mạng xã hội giúp bạn xây dựng và quản lý trang web mà không phải bận tâm đến những dòng code rắc rối.

5. DeviantArt 

Không có gì ngạc nhiên, DeviantART được đánh giá là một trong những cộng đồng trực tuyến nổi tiếng nhất cho các nhà thiết kế. Xây dựng một portfolio trên DeviantArt nhanh và không đòi hỏi bất kỳ kỹ năng lập trình HTML nào. Với gói đăng ký miễn phí, bạn có thể tải lên 100 hình ảnh và kèm theo một tên miền dạng *.daportfolio.com.

6. Coroflot 

Cộng đồng được xây dựng bởi các nhà thiết kế để giúp chính họ tiếp xúc với tác phẩm sáng tạo cũng như triển lãm các kiệt tác của mình. Coroflot cung cấp một giao diện người dùng thân thiện cho phép các thành viên chia sẻ dự án, đăng ký thông báo nhận việc, theo dấu các nhà thiết kế kinh nghiệm và nhận thông báo khi họ có dự án mới.

7. Bleidu 

Nền tảng trực tuyến không chỉ dành cho các nhà thiết kế sáng tạo. Các nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia và họa sĩ có thể thu nhặt được lợi ích từ trang web portfolio miễn phí này. Bleidu cung cấp cho người dùng một loạt các thiết kế portfolio và các website tùy biến. Tất cả dự án phát triển web sẽ được trải ra trước mắt bạn, bạn chỉ cần tạo một tài khoản và tải lên tác phẩm của mình.

8. ViewBook 

Khi nói đến việc tạo ra portfolio đẹp đẽ và gọn gàng dành cho các thiết bị di động, Viewbook là giải pháp hàng đầu. ViewBook giúp bạn tạo portfolio một cách tự nhiên, đơn giản và hoàn hảo trong nháy mắt nhờ vào phông chữ tùy chỉnh, thiết kế, màu sắc và một số tính năng ấn tượng khác.
 
(Sưu tầm)